Cây cọ chắc chắn sẽ không xa lạ đối với du khách nhưng chắc hẳn nghe hai chữ “Cọ Ỏm” chắc hẳn không ít du khách giật mình không biết cọ ỏm là gì.Cũng giống như luộc nhưng ỏm cọ đòi hỏi sự chính xác hơn nhiều vì non lửa thì quả cọ sẽ có vị chát mà già lửa thì cọ không mùi vị mất ngon.
Đọc thêm: Bánh tai phú Thọ
Nước om cọ chỉ cần sôi tầm 80-90 độ C là được. Nếu sôi hơn thì quả cọ sẽ bị nát bét, khó mà ăn được nữa. Đun nước phải chú ý canh chừng thấy nồi nước bắt đầu nổi lăm tăm nhỏ thì bỏ quả cọ vào. Rồi đun sôi lại trong vòng 2-3 phút là có thể đổ ra ăn.
Khi những cơn gió heo may về cũng là lúc quả cọ trên những sườn đồi ngút ngàn chín già Quả cọ sống cũng ăn được luôn, tuy nhiên để làm cho nó mềm và bớt chát, người ta đem “ỏm”. Quả càng già thì càng béo, ăn bùi, ngậy, hơi chát. Ăn cọ om đơn giản lắm, chỉ cần dùng tay nhè nhẹ tách đôi phần thịt ở ngoài ra khỏi hạt cọ, rồi nhanh mắt quan sát xem quả cọ có bị sâu không rồi ăn. Nếu thấy miếng thịt cọ vàng ruộm một màu, mượt mà như nhung thì là cọ ngon; còn miếng thịt cọ có những đường chân chim màu nâu, màu đỏ là bị sâu, phải bỏ, không ăn được.
Quả cọ om là một món ăn hơi… kỳ cục, vì nó không mặn, không cay, không chua mà cũng chẳng ngọt như những loại quả thông thường. Trái cọ om chỉ có vị béo béo, bùi bùi, ngầy ngậy của lớp thịt vàng xộm, mềm mượt như nhung khi nhai trong miệng, xen lẫn vị chan chát của lớp vỏ áo mỏng bên ngoài.
. Khi nắn quả cọ thấy mềm là lúc cọ đã được ỏm chín. Quả cọ khi chưa ỏm có vị chát, không mùi vậy mà đem ỏm rồi lại có vị bùi, ngọt, béo ngậy và thơm đặc trưng. Quả cọ khi ỏm có màu nâu sậm, lúc ỏm xong váng nổi như váng mỡ bám quanh nồi, bóp vào mà quả thấy mềm, cho màu vàng ươm đườm đượm là ngon nhất. Người ăn cọ sành là người biết chọn cho mình những quả cọ tròn, cùi dầy có màu vàng như mật ong, khi nhấm nháp còn thấy dẻo, dính ở răng thì đó chính là loài cọ nếp quý. Cọ ỏm chấm với nước mắm là ngon nhất thế nhưng tùy thuộc khẩu vị từng người có thể thay bằng bột canh hay tương ớt.