Người xưa rất khéo léo cho việc chọn tên món ăn để lột tả phần nào giá trị ẩn sâu trong đó. Món chè con ong cũng vậy. Một cái tên thật lạ lùng nhưng ẩn chứa rất nhiều điều kì diệu. Rất giản đơn nhưng đắm say lòng người.
Hôm nay giữa ngày đông lạnh mang theo mưa phùn. Tôi lại nhớ đến những ngày còn ở quê khi được mẹ cho một bát chè con ong nức lòng. Ngày đó chỉ những khi ngày rằm hay nhà có công có việc chị em tôi mới được thưởng thức nó.
Cái tên chè con ong như chính những người dân thật thà hiện hậu ở quê tôi vậy. Lam lũ tần tảo sớm hôm để làm nên những bông lúa vàng những hạt gạo trắng thơm. Nguyên liệu làm món chè này được chọn từ những hạt lúa nếp, ngâm nước đãi sạch và nấu. Đó có lẽ cũng là một triết lý sâu xa. Có chăm chỉ làm, mới có lúc được thu về những thành quả như mong đợi.
có liên quan: Xôi cọ của người Phú Thọ
Nguyên liệu đi kèm là mật mía, nhưng phải thật khéo léo để cho mật mía này thấm đều vào các hạt gạo. Theo quan điểm của cá nhân tôi. Ngoài việc mượn hình ảnh con ong để miêu ta con người thì cũng do khi thành phẩm món chè có màu vàng của mật mía, như hình ảnh của những chú ong hăng say kiếm nhụy.
Mòn chè con ong này sẽ thiếu vị nếu như không bỏ gừng vào. Hồi còn nhỏ có bữa mẹ đi vắng 2 chị em tôi cũng lúi húi làm chè nhưng thiếu đi công đoạn là trước khi nấu giã dập củ gừng, mà gừng là phải gừng già rồi đảo đều lên. Như vậy thì tất cả các mùi vị tự nhiên mới hòa quện với nhau. Vậy là nồi chè của chị em tôi không được như ý sợ mẹ mắng 2 chị em kiếm một chỗ thật xa đổ bỏ. Nhưng đúng lúc đó mẹ đi làm về, chỉ một chút thao tác nhỏ. Mẹ lại biến nói chè thơm ngon. Mỗi chị em được một bát nhỏ. Khi ăn mùi thơm của mật mía thấm đượm trên từng hạt gạo quyện với mùi hơn của gừng khi hít vào còn đậm đà trên cuống họng. Thật tuyệt vời.
Tôi tin chắc rằng đối với những người xa quê và lớn lên ở mảnh đất Phú Thọ đều có chung cảm giác giống tôi lúc này. Chỉ cần nhìn, chỉ cần ngửi mùi thôi là bất chợt muốn về nhà.